NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN – KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Ngày 02/4/2025 Khoa LLCT - Luật và QLNN đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu: "QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH" 
GVHD: ThS. Đào Bích Hạnh
Nhóm nghiên cứu bao gồm:
1. Trần Thị Mỹ Dung - QLNN K44
2. Huỳnh Ngọc Danh - QLNN K44
Đề tài nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các yếu tố như: cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, quản lý các hoạt động liên quan đến võ cổ truyền, sự tham gia của cộng đồng và các võ đường, và hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ bảo tồn và phát huy. Thông qua việc nghiên cứu này, đề tài giúp nhận diện những điểm mạnh, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, cũng như các cơ hội và thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy bền vững võ cổ truyền tại Bình Định. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng và giá trị của di sản văn hóa võ cổ truyền, góp phần vào sự phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh.
Đề tài này quan trọng vì mang lại nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm bổ ích cho các bạn sinh viên như:
1. Hiểu rõ vai trò và nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là võ cổ truyền.
2. Phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề thực tiễn trong quản lý văn hóa.
3. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc đề xuất các giải pháp chính sách và quản lý văn hóa. Quan trọng hơn, đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc về công tác quản lý nhà nước ở địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc nghiên cứu sẽ giúp sinh viên hiểu rõ cách thức nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng và các tổ chức phát huy các giá trị độc đáo của võ cổ truyền Bình Định một cách hiệu quả và bền vững.